Thập vị Ông Hoàng trong Đạo Mẫu

Thập vị ông Hoàng hay còn được biết đến là thập vị Quan Hoàng. Đây là những vị thánh thuộc hàng thứ 4 trong Tứ phủ công đồng sau Tam tòa Thánh Mẫu, Ngũ Vị Tôn Quan và Tứ Phủ Chầu Bà. Ngay cái tên đã giúp ta hình dung ra thập vị Quan Hoàng gồm có mười vị Quan Hoàng. Đây là những vị thánh khi sống thì cứu nước cứu dân. Khi mất các ngài lại hóa thần thánh phù hộ cho giang sơn xã tắc được yên bình, nhân dân được ấm no. Thật khó có thể kể hết được các công lao to lớn của các ngài. Sau đây hãy cùng Đồ thờ tâm linh Trường Yến tìm hiểu về các vị Quan Hoàng nhé!

THẬP VỊ ÔNG HOÀNG LÀ NHỮNG VỊ NÀO?

Quan Hoàng Cả (Quan Hoàng Quận)

Quan Hoàng Cả ngài hay còn được gọi là Quan Hoàng Quận. Ngài là vị thánh đứng đầu trong Thập vị Quan Hoàng, có nhiệm vụ trông coi sổ sách thiên đình. Tượng Ông Hoàng Nhất thờ Hoàng Đế Lê Thái Tổ, Lê Lợi. Vua Lê Lợi có danh trong Mẫu Đạo là Ông Hoàng Quận.

Thập vị Ông Hoàng trong Đạo Mẫu
Ông Hoàng Cả mặc áo màu đỏ

Ngài thường phù hộ cho người làm ăn buôn bán hoặc những người ham học. Quan Hoàng Cả rất ít khi ngự đồng, khi ngự về ông thường mặc áo đỏ thêu rồng. Ông Hoàng Cả ngự về thường chỉ tấu hương, khai quang.

Đền chính thờ Quan Hoàng Cả ở Lý Nhân, Nam Hà nhưng đã bị phá. Nay được thờ phối hương với đền thờ bà Vũ Nương và ở đền Trung suối Mỡ (Bắc Giang).

Quan Hoàng Đôi (Quan Hoàng Triệu)

Quan Hoàng Đôi là vị quan Hoàng thứ hai trong Thập vị ông Hoàng. Ông Hoàng Nhị là Khai Quốc Công Thần Hậu Lê, danh thần Nguyễn Trãi. Đền thờ chính của ông, đền Quan Triệu ở đất Triệu Tường, Thanh Hóa.

Ông cũng ít khi ngự đồng. Nếu có ngự về, ông mặc áo như Ông Hoàng Cả (nhưng màu xanh hoặc vàng). Ông về tấu hương, khai quang rồi múa cờ lệnh (cờ lệnh đại, vuông, ngũ sắc).

Quan Hoàng Bơ trong Thập vị ông Hoàng

Quan Hoàng Bơ là vị thánh thứ ba trong Thập vị Quan Hoàng. Ngài tên thật là Tống Khắc Bính, là thái tử con vua Nam Tống. Ngài được sắc phong tước hiệu: Thượng Đẳng Thần. Sự tích về Quan Hoàng Bơ vẫn còn lưu truyền rằng: Ngài thường hiện lên thành vị Hoàng Tử dung mạo hơn người, cưỡi cá chép vàng trên mặt nước.

Thập vị Ông Hoàng trong Đạo Mẫu
Ông Hoàng Bơ mặc áo màu trắng

Theo những điển tích còn truyền miệng, ngài là người em thân cận của Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ. Khi rảnh rỗi ngài thường rong chơi khắp chốn trên thuyền rồng. Khi thấy dân chúng nghèo khổ lầm than, ông đã nhận lệnh Vua cha lên làm khâm sai cõi phàm trần. Ngài mở hội Phúc Duyên, giáng phúc cho dân buôn bán làm ăn thuận buồm xuôi gió. Người có học đỗ đạt thành tài, xã tắc bình an yên ấm.

Quan Hoàng Bơ có ba đền thờ. Một tại Hàn Sơn Thanh Hóa, một ở Thái Bình (đền Hưng Long), một ở đền Vạn Ngang, Đồ Sơn. Mỗi nơi có một thần tích khác nhau về ông nhưng đều lưu truyền trong tâm thức của người dân, ông Hoàng Bơ hầu Mẫu, phụng sự ở Thoải cung. Vậy nên khi ngự đồng, ông mặc đồ trắng.

Quan Hoàng Tư (Hiện thân tướng Nguyễn Hữu Cầu)

Quan Hoàng Tư là người con thứ tư của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ngài có sắc phong tước hiệu: Thượng Đẳng Thần Thủy Cung Hoàng Tử. Là vị thánh thứ tư trong Thập vị Quan Hoàng. Trong dân gian còn gọi ngài là Quan Hoàng Tư Thủy Cung. Bởi ngài là thứ tư trong Tứ Phủ quan Hoàng được vua cha giao cho cai quản miền thủy cung điện ngọc, coi giữ sổ đền rồng.

Có tài liệu cho rằng Quan Hoàng Tư có giáng sinh. Đó chính là Tướng quân Nguyễn Hữu Cầu. Ông là vị lãnh tụ trong cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu lẫy lừng thời vua Lê Trung Hưng.

Quan Hoàng Năm (Hiện thân tướng quân Hoàng Công Chất)

Quan Hoàng Năm là thánh hoàng thứ năm trong Thập vị Quan Hoàng. Có nhiều người cho rằng Ngài có giáng trần và hiện thân của Ngài chính là Tướng Quân Hoàng Công Chất.

Rất rất hiếm khi Quan Hoàng Năm ngự đồng. Nếu có thì khi ngự đồng Ngài mặc áo xanh thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ, đầu chít khăn mỏ rìu. Sau khi làm lễ khai quang, Ngài ngự tọa, hiến tửu, nghe văn rồi xe giá.

Quan Hoàng Lục (Hiện thân An Biên tướng quân)

Quan Hoàng Lục là vị quan hoàng thứ sáu trong Thập vị ông Hoàng. Ngài là con trai thứ sáu của vua Cha Bát Hải Động Đình. Sự tích về Quan Hoàng Lục không được lưu lại chính xác. Trong số đó có lưu truyền câu chuyện về An Biên Tướng Quân. Ông được cho là hiện thân của Quan Hoàng Lục.

An Biên tướng quân được xem là tù trưởng ông vua của người Tày cai quản vùng đất Cao Bằng ngày nay. Quan Hoàng Lục rất ít khi về ngự đồng. Chỉ khi nào đến ngày tiệc chính hoặc thỉnh ông tại đền thờ chính thì ông mới về ngự đồng. Khi về ngự đồng, ông mặc áo đỏ. Cũng có nơi khi hầu đồng quan mặc áo đen hoặc áo xanh thêu rồng hình chữ thọ và khoác áo choàng. Ông khai quang, múa cờ, múa kiếm rồi ngự tửu nghe văn và xe giá.

Quan Hoàng Bảy vị thánh hoàng lừng danh đất Bảo Hà

Quan Hoàng Bảy là một nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam. Còn trong Tín ngưỡng thờ Mẫu, ông là một trong những vị thánh được mọi người nhắc đến nhiều nhất. Ngài được nhân dân tôn kính phụng thờ hầu khắp các đền điện phủ. Trong hệ thống thờ Mẫu đều có ban thờ Ngài.

Thập vị Ông Hoàng trong Đạo Mẫu
Ông Hoàng Bảy mặc áo tím

Tên húy của ngài: Nguyễn Hoàng Bảy.

Sắc phong tước hiệu: Thượng Đẳng Thần.

Hoàng Nhắn ai lên đất bảo Hà

Nếm mùi phong nguyệt ấy là thần tiên

Cõi Bắc địa còn truyền cổ tích

Hoàng Bảy Bảo Hà thực đích trung quân

Sinh thời làm tướng trung thần

Mán nùng sơn trại muôn dân quy đầu.

Quan Hoàng Bát (Tướng Nùng Chí Cao đất Cao Bằng)

Ngài là một nhân vật có thật trong lịch sử. Quan hoàng Bát khi còn sống đươc biết đến là một vị tướng tài, anh hùng dân tộc của dân tộc Tày – Nùng trên miền đất Cao Bằng thượng cổ.

Quan Hoàng Bát tên thật là Nùng Chí Cao. Ngài sinh sống vào khoảng thế kỷ XI dưới thời vua Lý Thái Tông. Ông là con trai của thủ lĩnh Nùng Tôn Phúc và mẹ là bà A Nùng. Vào năm Tân Tỵ, khi nhà Tống nhâm nhe bờ cõi nước ta vua Lý Thái Tông cử một tướng lên thuyết phục Nùng Trí Cao không theo nhà Tống.

Ngài được người Tày ở vùng đất Quảng Nguyên (Cao Bằng ngày nay) suy tôn làm thủ lĩnh. Sau này, ông còn được nhà Lý phong làm Thái Bảo tướng quân. Ông được giao trọng trách trấn giữ, bảo vệ bình an cho vùng núi Cao Bằng.

Quan Hoàng Chín Cờn Môn trong Thập vị ông Hoàng

Quan Hoàng Chín Cờn Môn hay còn gọi là Ông Chín Cờ. Ngài là con Vua Cha Bát Hải. Là vị thánh hoàng thứ chín trong hàng Thập vị Quan Hoàng. Cuộc đời và sự nghiệp của ngài gắn liền với địa danh cửa Cờn (Nghệ An). Vì thế nhân dân còn gọi là Ông Cờn Môn. Ông nổi danh thanh liêm, cứu dân, giúp nước và luôn trợ người hữu duyên.

Cũng có lưu truyền cho rằng ông Hoàng Cửu chính là hiện thân của đại thi hào Nguyễn Du.

Hương một triện lòng thành dâng tiến

Cung thỉnh mời Ông Chín Cờn Môn

Khâm thừa thượng đế chí tôn

Sai Quan Hoàng Chín Cờn Môn giáng trần

Quan Hoàng Mười vị thánh linh thiêng ở Nghệ An

Quan Hoàng Mười, hay Ông Hoàng Mười là vị thánh thứ mười trong thập vị ông hoàng. Ngài nổi danh tài hoa, sang trọng, văn võ song toàn. Thần tích về Quan Hoàng Mười nổi tiếng khắp nước Nam. Tương truyền ông giáng trần trên đất Nghệ An, với nhiều công lao với dân với nước, chiến công hiển hách. Vì vậy được nhân dân khắp nơi thờ phụng. Trong hầu khắp các đền phủ có thờ tín ngưỡng thờ Mẫu ở bất cứ tỉnh thành nào đều thờ ông.

Thập vị Ông Hoàng trong Đạo Mẫu
Ông Hoàng Mười mặc áo màu vàng

Còn có sự tích cho rằng ông Hoàng Mười danh tướng Nguyễn Xí, khai Quốc Công Thần nhà Hậu Lê.

Ngoài ra, ông Hoàng Mười cũng là một trong các Thánh hoàng thường hay về giá ngự đồng nhiều nhất. Hầu như thanh đồng nào khi loan giá đều cung thỉnh Thánh Hoàng Mười giá ngự.

“Trấn thủ Nghệ An Quan Hoàng Mười ngài trấn thủ Nghệ An

Về huyện Thiên Bản ngài được làm quan đất Phủ Dầy”

CƠ SỞ CHẾ TÁC TƯỢNG THỜ GỖ UY TÍN, CHẤT LƯỢNG

Đồ thờ tâm linh Trường Yến là cơ sở chuyên chế tác đồ thờ gỗ thuộc làng nghề truyền thống Sơn Đồng. Chúng tôi có đội ngũ những nghệ nhân tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm. Vì vậy các sản phẩm của cơ sở luôn đảm bảo chất lượng cao, mẫu mã đa dạng. Sản phẩm tượng thờ của chúng tôi không chỉ là nét đẹp văn hóa tâm linh mà còn là bản sắc dân tộc. Sản phẩm của chúng mang tới sự hài lòng của quý khách hàng gần xa với những ưu điểm sau:

– Kích thước và kiểu dáng tượng thờ gỗ được tư vấn theo từng không gian và yêu cầu riêng của quý khách hàng.

– Chất liệu sản phẩm đa dạng:

  • Chất liệu gỗ: Gỗ Mít, Gỗ Hương, Gỗ Gụ, Gỗ Dổi, Vàng Tâm…
  • Chất liệu sơn: Sơn Ta, Sơn son thếp vàng, thếp bạc phủ hoàng kim
  • Chất liệu lót: Thếp vàng, thếp bạc phủ hoàng kim

– Giá thành: Chúng tôi cam kết giá cả cạnh trạnh nhất thị trường. Giá cả luôn đi kèm với chất lượng sản phẩm.

– Dịch vụ trọn gói đem lại sự thuận tiện cho khách hàng. Chúng tôi đảm bảo từ khâu tư vấn, thiết kế đến vận chuyển, lắp đặt và phục chế…

Qúy khách muốn thỉnh tượng thập vị quan hoàng vui lòng liên hệ

Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Sơn Đồng cơ sở sản xuất đồ thờ Trường Yến