Sự tích Ông Hoàng Bảy

Ông Hoàng Bảy là một nhân vật có thật trong lịch sử Việt Nam. Trong Tín ngưỡng thờ Mẫu, ông là một trong những vị thánh được người trong và ngoài đạo nhắc đến nhiều nhất. Trong Tứ phủ thánh Hoàng, ngài đứng thứ bảy sau Quan Hoàng Lục An Biên và đứng trước Quan Hoàng Tám Bát Nùng. Ngài là một trong mười vị Quan Hoàng trong Tứ phủ Quan Hoàng được nhân dân  tôn kính phụng thờ hầu khắp các đền điện phủ trong hệ thống thờ Mẫu đều có ban thờ Ngài.

Sự tích Ông Hoàng Bảy

Sự tích Quan Hoàng Bảy gắn liền với vùng đất Bảo Hà, sự tích về ông có khá nhiều dị bản khác nhau. Một số sự tích được lưu truyền lại như sau:

Quan Hoàng Bảy hay thường gọi là Ông Bảy Bảo Hà. Ông là con Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình. Theo lệnh vua, ông giáng hạ phàm trần, trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn, vào cuối thời Lê. Vào triều Lê Cảnh Hưng (1740- 1786), tại vùng Bảo Hà và biên cương phía Bắc, có giặc Trung Quốc từ Vân Nam tràn sang cướp bóc, đốt phá. Triều đình bèn cử viên tướng thứ bảy họ Nguyễn chính là Quan Hoàng Bảy lên trấn thủ vùng Quy Hoá. Danh tướng họ Nguyễn đưa đội quân tiến dọc sông Thao đánh đuổi bọn giặc cỏ, giải phóng Khảu Bàn và xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn, cũng vì lý do này dân gian gọi ông là Quan Hoàng Bảy Bảo Hà.

Sự tích ông Hoàng Bẩy Bảo Hà
Tượng Quan Hoàng Bẩy có màu Tím

Đối với giặc ngoại xâm, tướng Nguyễn Hoàng Bảy đánh đâu thắng đó, phá tan thế giặc ngoại xâm. Tướng Nguyễn Hoàng Bảy đã có công thống nhất các thổ ti, tù trưởng, thổ hào quanh vùng đoàn kết thành một khối. Sau đó thống lĩnh quân thủy và quân bộ tiến đánh giặc ở Lào Cai, giải phóng các châu thuộc phủ Quy Hoá (Yên Bái, Lào Cai ngày nay). Tại đây ông đã tổ chức các thổ ty, tù trưởng luyện tập binh sỹ… và trấn giữ vùng biên ải nơi Bảo Hà, Lào Cai.

Sau này trong một trận chiến đấu không cân sức, Ông Bảy bị giặc bắt. Chúng sát hại ông rồi mang thi thể vứt xuống dòng sông Hồng. Lạ kì, di quan của ông dọc theo sông Hồng, trôi đến phà Trái Hút, Bảo Hà, Lào Cai thì dừng lại.

Sau này khi hiển linh ông được giao quyền trấn giữ đất Lào Cai, ngự trong dinh Bảo Hà. Vào triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc tặng ông danh hiệu “Trấn An Hiển Liệt”. Các triều vua nhà Nguyễn khác tôn ông danh hiệu: “Thần Vệ Quốc – Quan Hoàng Bảy Bảo Hà”. Còn đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao… thì tôn thờ ông là vị nhân thần. Ông đi vào cõi tâm linh các dân tộc. Ông hiện thân trong các lễ hội xuống đồng vào ngày Thìn tháng Giêng, hóa thánh vào hệ thống Thánh Hoàng trong Tín ngưỡng Thờ Mẫu.

Đền thờ Ông Hoàng Bảy ở đâu?

Đền chính thờ Quan Hoàng Bảy là ngôi đền Bảo Hà được lập tại nơi năm xưa di hài của ông lưu lại, nằm ở chân đồi Cấm, bên bờ thượng lưu sông Hồng, ở bên bến phà Trái Hút, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Năm 1977, đền Bảo Hà được chứng nhận là di tích lịch sử quốc gia.

Sự Tích Ông Hoàng Bẩy
Đền Bảo Hà Lào Cai – thờ Quan Hoàng Bẩy

Ngôi đền cách thành phố Lào Cai 60km và cách ga xe lửa Bảo Hà 900m, hiện đã được tu sửa để thuận tiện cho du khách hành hương. Phong cảnh nơi đây vô cùng thơ mộng, bình yên, rừng núi bao quanh xanh một màu. Đối diện với dòng sông Hồng, lưng tựa vào núi, ngôi đền này được cho là mang phong thái ung dung đĩnh đạc của quan Hoàng Bảy. Cũng là di sản chứng minh cho sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc văn hóa truyền thống với quan cảnh thiên nhiên vĩ đại.

Hướng dẫn cách lễ Quan Hoàng Bảy chuẩn nhất

Đền Ông Hoàng Bảy tại Lào Cai vốn nổi tiếng khắp cả nước nhờ sự linh thiêng, ứng nghiệm của những lời cầu từ các con nhang đệ tử khắp chốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được vật lễ Ông Hoàng Bảy cần chuẩn bị như nào cho thành tâm.

Sự tích ông Hoàng Bẩy Bảo Hà
Cách sắm lễ khi đi lễ quan Hoàng Bẩy

Thời gian nên đi lễ Quan Hoàng Bảy

Đền thờ Ông Hoàng Bảy hay còn gọi là đền Bảo Hà thuộc tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai khoảng 60km. Hàng năm, đền Bảo Hà diễn ra rất nhiều dịp lễ quan trọng gồm Lễ Thượng Nguyên (15 tháng Giêng), lễ tiệc Quan Tuần Tranh (25/5) và lễ ông Hoàng Bảy (17/7). Bởi vậy, người ta lên lễ ông Hoàng Bảy đông nhất là khoảng đầu năm hoặc từ ngày 7 đến ngày 17 tháng 7 âm lịch.

Đi lễ đền Ông Hoàng Bảy cầu gì?

“Cầu tài ông Bảy, cầu quan ông Mười”

Câu nói này được truyền tai nhau với ý nghĩa là ai muốn cầu tài lộc thì đến đền ông Hoàng Bảy, còn ai muốn cầu quan lộ thì đến đền ông Hoàng Mười.

Có một giai thoại trong dân gian truyền miệng nhau rằng: đi lễ đền ông Hoàng Bảy xin lô thì trúng lô, xin đề trúng đề mà xin gì sẽ được nấy. Những câu chuyện về những người đã từng đi xin lộc tại đền thường liên quan đến những vấn đề lô đề, số má.

Dân cầu số đề thường khấn rằng: “Cầu xin ngài cho con đánh lô trúng lô, đánh đề trúng đề, buôn bán hàng lậu trót lọt, ít qua ít, nhiều qua nhiều”.

Lưu ý khi chọn đồ lễ ông Hoàng Bảy

Lễ dâng Ông có thể ít hoặc nhiều, quan trọng tâm phải sáng mới là điều cần thiết nhất. Tới đền Quan Hoàng Bảy dâng lễ cầu hay lễ tạ, bạn có thể chuẩn bị lễ mặn chay tùy tâm. Lưu ý đặc biệt khi chọn đồ đi lễ ông Hoàng Bảy là nên chọn vật phẩm mang sắc xanh lam hoặc tím chàm. Do đây là màu áo của Ông khi ngự về đồng. Điều này sẽ thể hiện tấm lòng thành kính của con hương tới ông Bảy, mọi mong muốn sẽ cầu được ước thấy. Oản Cô Tâm xin chia sẻ một số gợi ý mâm lễ Ông Hoàng Bảy như sau:

  • Lễ mặn: Xôi thịt (gà trống bày nguyên cả con, khoanh giò)
  • Lễ chay: Hoa tươi quả tốt, trầu, rượu, chè, thuốc lá (bắt buộc). Ngoài ra, gia chủ có thể sắm thêm bánh kẹo (kẹo lạc, oản), ít vàng lá, hương, nến, tiền trần, giấy sớ cầu tài cầu lộc, sớ cầu phúc riêng, sớ cầu công danh, hoặc sớ tạ lễ ông…

Sắm lễ tạ Quan Hoàng Bảy

Ông Hoàng Bảy nổi tiếng anh linh là thế, luôn chứng cho những lời kêu cầu thành tâm của con nhang đệ tử khắp chốn được ứng nghiệm. Bởi vậy, rất nhiều người dịp cuối năm đã quay về đền Ông để tạ lễ. Đối với những chuyến hàng lớn, nếu thành công thì chỉ vài ngày sau họ sẽ đến tạ lễ. Quan Hoàng Bảy rất linh thiêng nên nếu đã xin Lộc ông mà được như ý rồi thì phải về cửa ông mà lễ tạ.

Đối với lễ cầu tài lộc hay lễ tạ, người dâng lễ khi về cửa Ông có thể sắm sửa theo điều kiện kinh tế. Lưu ý mâm lễ cần có những lễ vật cơ bản như hoa quả, bánh kẹo, gà, sớ,… Quan trọng là đồ lễ nên mang màu tím để thể hiện tấm lòng thành tâm.

CƠ SỞ CHẾ TÁC TƯỢNG THỜ GỖ UY TÍN, CHẤT LƯỢNG

Đồ thờ tâm linh Trường Yến là cơ sở chuyên chế tác đồ thờ gỗ thuộc làng nghề truyền thống Sơn Đồng. Chúng tôi có đội ngũ những nghệ nhân tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm. Vì vậy các sản phẩm của cơ sở luôn đảm bảo chất lượng cao, mẫu mã đa dạng. Sản phẩm tượng thờ của chúng tôi không chỉ là nét đẹp văn hóa tâm linh mà còn là bản sắc dân tộc. Sản phẩm của chúng mang tới sự hài lòng của quý khách hàng gần xa với những ưu điểm sau:

– Kích thước và kiểu dáng tượng thờ gỗ được tư vấn theo từng không gian và yêu cầu riêng của quý khách hàng.

– Chất liệu sản phẩm đa dạng:

  • Chất liệu gỗ: Gỗ Mít, Gỗ Hương, Gỗ Gụ, Gỗ Dổi, Vàng Tâm…
  • Chất liệu sơn: Sơn Ta, Sơn son thếp vàng, thếp bạc phủ hoàng kim
  • Chất liệu lót: Thếp vàng, thếp bạc phủ hoàng kim

– Giá thành: Chúng tôi cam kết giá cả cạnh trạnh nhất thị trường. Giá cả luôn đi kèm với chất lượng sản phẩm.

– Dịch vụ trọn gói đem lại sự thuận tiện cho khách hàng. Chúng tôi đảm bảo từ khâu tư vấn, thiết kế đến vận chuyển, lắp đặt và phục chế…

Địa chỉ mua tượng thờ sơn đồng uy tín
Đồ thờ Trường Yến – Địa chỉ mua tượng thờ Sơn Đồng uy tín

Qúy khách muốn thỉnh tượng Ông Hoàng Bẩy vui lòng liên hệ

Đồ Gỗ Mỹ Nghệ Sơn Đồng cơ sở sản xuất đồ thờ Trường Yến

  • Địa Chỉ: Xóm Đồng – Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội
  • Hotline: 093 625 79850971 82 1989
  • Email: nguyentritruong1989@gmail.com
  • Website: dothotamlinhsondong.comdothotruongyen.com