Những lưu ý không thể bỏ qua khi mua đồ thờ cúng cho biệt thự?

Rất nhiều khách hàng rất giàu có đã đến mua đồ thờ tại cơ sở chúng tôi. Trong đó có những khách hàng đã mua biệt thự Vinhomes Riverside có giá hàng trăm tỷ. Bởi thờ cúng gia tiên từ lâu trở thành một phần không thể thiếu trong nền văn hóa Á Đông. Từ những gia đình bình dân đến giới thượng lưu thành đạt đều gìn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên, uống nước nhớ nguồn mà ông cha để lại. Lòng thành kính không thể hiện ở những vật phẩm thờ cúng đắt tiền nhưng cũng không được quá xuề xòa làm mất đi sự trang nghiêm. Nhiều gia chủ vẫn thắc mắc là những đồ thờ cúng cho biệt thự có khác biệt gì so với nhà chung cư, nhà ống, nhà cấp 4 hay không? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm thấy câu trả lời.

Bàn thờ gia tiên trong nhà biệt thự gồm những vật phẩm gì? Ý nghĩa của từng món đồ thờ?

Thực tế, dù là nhà to hay nhà bé, nhà chung cư, nhà cấp 4 hay biệt thự sang trọng thì những vật phẩm thờ cúng trên ban thờ vẫn hoàn toàn giống nhau. Đồ thờ cúng được làm từ nhiều chất liệu như gốm sứ, gỗ quý hiếm, đồng, …. Thậm chí có những món đồ thờ sang trọng còn được làm từ bạc, vàng, ngọc quý. Tuy nhiên đồ thờ không nhất thiết phải là loại sang trọng, đắt tiền mà chỉ cần đầy đủ, tươm tất và chứa đựng lòng thành tâm của gia chủ. Nhìn chung trên bàn thờ gia tiên đều gồm những vật phẩm như sau:

  1. Bát hương
Những lưu ý không thể bỏ qua khi mua đồ thờ cúng cho biệt thự?
Mẫu bát hương gốm đẹp

Bát hương là vật rất quan trọng trên ban thờ, là vật kết nối giữa người sống và người đã khuất. Trên ban có thể có 1 hoặc nhiều bát hương, tùy vào từng gia đình. Bát hương được dùng để cắm hương khi thờ cúng, giúp kết nối âm dương, bày tỏ lòng thành kính, mong tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình.

  1. Chóe thờ

Là chiếc hũ mô phỏng giống hình dáng của chum đựng gạo và được bày trên bàn thờ gia tiên. Nó được dùng để đựng gạo, muối và nước sạch.

  1. Kỷ chén thờ

Thường là 3 hay 5 chén tùy vào diện tích bàn thờ và ý muốn của gia chủ. Kỷ chén thờ được được sử dụng để đựng nước sạch hoặc rượu thờ cúng hằng ngày.

  1. Mâm bồng

Mâm bồng là chiếc đĩa to, bên dưới có chân đỡ. Được dùng để bánh kẹo, hoa quả,… Thông thường bàn thờ sẽ có 1 đến 3 mâm bồng với kích cỡ phù hợp với độ rộng của ban thờ. Nếu có 3 mâm bồng thì 2 mâm ngoài rìa sẽ phải nhỏ hơn mâm chính giữa.

  1. Bát thờ
Những lưu ý không thể bỏ qua khi mua đồ thờ cúng cho biệt thự?
Bộ bát đĩa thờ cúng men lam vẽ Hoa Sen cỡ to đầy đủ

Bát thờ thường phải đủ 6 bát, là một phần thiết yếu cho “mâm cơm” của ông bà, tổ tiên. Sử dụng để đựng cơm trắng dâng lên gia tiên vào ngày giỗ chạp, rằm, mồng 1, hay lễ Tết.

  1. Bộ đũa thờ

Mỗi gia đình nên chuẩn bị một bộ đũa thờ riêng, không nên sử dụng đũa ăn hàng ngày làm đũa thờ. Đũa thờ vừa dùng để trang trí, vừa là vật không thể thiếu trong bữa cơm, giúp tổ tiên gắp thức ăn như lúc sinh thời.

  1. Đèn thờ

Đèn thờ là “vật giữ lửa”, giúp xua đuổi tà khí, giúp không gian thờ ấm cúng và để lấy lửa thắp hương. Ngày xưa thường là đèn dầu, ngày nay còn có thêm đèn thờ điện.

  1. Ống hương
Những lưu ý không thể bỏ qua khi mua đồ thờ cúng cho biệt thự?
Ống cắm hương cho bàn thờ tại gia

Được dùng để đựng hương (nhang) giúp bàn thờ ngăn nắp, gọn gàng.

  1. Lọ hoa

Được dùng để cắm hoa trang trí trên bàn thờ gia tiên.

  1. Nậm rượu

Dùng để đựng rượu sạch trên bàn thờ, được ví như là bình hút tài lộc cho gia chủ với bụng phình to và dáng miệng nhỏ.

  1. Chân nến
Những lưu ý không thể bỏ qua khi mua đồ thờ cúng cho biệt thự?
Chân nến cũng là vật phẩm không thể thiếu cho bàn thờ

Chân nến được dùng để cắm và thắp nến trên bàn thờ. Nó là biểu tượng của Hỏa trấn trong ngũ hành.

  1. Bát sâm (Bát nắp)

Bát sâm còn được gọi là bát nắp. Được dùng để đựng trà và đặt trên bàn thờ vào ngày rằm, lễ tết.

  1. Bộ ấm trà

Bộ ấm trà thờ cúng thường có thiết kế nhỏ gọn với 1 ấm và 3 chén hoặc 5 chén. Bộ ấm trà không phải là vật phẩm bắt buộc phải có trên ban thờ, tùy vào diện tích ban thờ mà gia chủ có thể bày trí phù hợp. Nếu có bộ ấm trà thì có thể không cần bát sâm nữa.

  1. Bộ đỉnh hạc

Bộ đỉnh hạc bao gồm đỉnh thờ và hạc thờ. Đỉnh thờ còn được gọi là lư hương. Nó được cấu tạo bởi 5 phần cơ bản: đế, chân, bụng, nắp đỉnh, tai đỉnh. Đỉnh thờ được dùng để đốt trầm hương. Theo dân gian, hương trầm từ đỉnh thờ có thể hoá giải hung khí, hút vượng khí cho gia chủ.

Hạc thờ thường sử dụng theo cặp. Với hình ảnh đôi hạc trên mai rùa, tượng trưng cho sự hài hoà giữa Âm – Dương, Trời – Đất, tạo ra nguồn năng lượng tích cực cho ngôi nhà.

Trên đây là danh sách những đồ thờ cần thiết trên ban thờ cho nhà ở biệt thự. Tùy theo diện tích và kinh tế mà gia chủ lựa chọn chất liệu cho phù hợp. Ngoài ra, nếu gia chủ muốn thiết kế không gian thờ phật thì có thể bố trí phòng riêng hoặc đặt cao hơn phía trên bàn thờ gia tiên. Ban thờ Phật cũng bao gồm những vật phẩm như: Bát hương, đèn thờ hoặc nến, Ống hương, Mâm bồng, Kỷ chén thờ, choé thờ, Lọ hoa,…

Lưu ý về phong thủy trong thiết kế phòng thờ biệt thự

  • Thiết kế phòng thờ cho biệt thự cần riêng biệt, đảm bảo được sự yên tĩnh, kín đáo.
  • Phòng thờ nên được đặt trên tầng cao nhất của ngôi nhà để đảm được sự thông thoáng và trang nghiêm.
  • Bàn thờ không được đặt ngược với hướng biệt thư.
  • Bàn thờ không được đặt gần hoặc đối diện nhà vệ sinh, phòng bếp, phòng ngủ,…
  • Không nên đặt bàn thờ sát tường, dưới xà ngang, thanh chắn, trong phòng ngủ,…
  • Để đảm bảo sự trang nhã, tôn nghiêm cho không gian thờ cúng, nội thất phòng thờ nên sử dụng gỗ tự nhiên với tông màu trầm như nâu, nâu đỏ, màu gỗ, vàng sậm,…
  • Thường xuyên lau dọn ban thờ sạch sẽ, không được để bàn thờ bừa bộn. Việc không gian thờ cúng bừa bộn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tài lộc của gia đình.

Hi vọng qua bài viết trên, quý bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc về những món đồ thờ cúng cho biệt thự. Từ đó có thể trang hoàng không gian thờ tư gia tôn nghiêm, ấm cúng, thể hiện được lòng thành kính với ông bà, tổ tiên.

>>> Xem thêm: Những mẫu hoành phi câu đối đẹp nhất

>>> Xem thêm: Những mẫu cuốn thư ý nghĩa cho phòng thờ tại gia