Mẫu Thượng Ngàn còn gọi là bà chúa Thượng Ngàn. Tên mà quần chúng gọi với mong muốn không muốn xem đây là một nhân vật siêu trần, một thần linh nào xa xôi cả.
Bà là thánh và là Thánh từ cõi trần gian mà lên ngôi (đây là quan niệm Đạo Thánh ờ Việt Nam, dưới đây ta sẽ bàn giải). Dân gian đã xây dựng cho bà một lý lịch cụ thể:
Truyền thuyết thứ nhất về Mẫu Thượng Ngàn
Vua Hùng Định vương có một bà hoàng hậu mang thai mãi không đề. Bụng mang dạ chửa đến ba năm thì vào một hôm đi trong rừng, bà thấy cơn đau ập đến. Cung phi thị nữ loay hoay không biết làm sao, bà chỉ biết Ôm chặt lấy cây quế mà quằn quại. Cuối cùng đứa bé ra đời, mà mẹ thì không còn nữa. Vua Hùng Định Vương đặt cho cái tên là Mỹ nương Quế Hoa. Lớn lên Quế Hoa rất xinh đẹp, song không nghĩ đến chuyện lấy chồng, mà thường ngày đêm ưu tư, thương nhớ mẹ. Nàng nhất quyết rời bỏ cung điện, đi vào rừng mong tìm hơi hướng của mẹ mình, luôn luôn lẩm bẩm tiếng gọi: mẹ ơi.
Một ông tiên đã biện ban cho nàng phép trường sinh và những thuật thần thông có thể cứu trợ được người nghèo. Từ đó cô cùng 12 thị nữ đi khắp nơi cứu trợ dân nghèo, làm cho xóm làng được yên lành, trù phú. Bất ngờ có đám mây ngũ sắc hạ xuống đón nàng và các thị nữ về trời. Nhân dân lập đền thờ tôn My Nương là bà Chúa Thượng Ngàn. Đền thờ bà ở Suối Mơ (Bắc Giang). Ngày hội là mồng 1 tháng 4 âm lịch.
Truyền thuyết thứ hai về Mẫu Thượng Ngàn
Sau khi được kết hôn với nàng công chúa con vua Hùng Vương và đánh đuổi được Thủy Tinh, thần Tản Viên (Sơn Tinh) sống với vợ là My Nương một cuộc sống rất êm đềm hạnh phúc. Hai vợ chồng sinh được một con trai lấy tên là Mai và một người con gái tên là La Bình. La Bình là một người con gái tuyệt sắc có nhiều tài nghệ. Nàng thường theo cha là Tản Viên đi khắp các núi non hang động. Đi đến đâu nàng cũng quyến luyến với phong cách, làm bạn với hươu, nai, cây cỏ. Các vị Sơn thần ở các núi non đều quý mến nàng và thường được nàng bảo ban giúp đỡ. Thượng đế hay tin như vậy rất khen ngợi Tản Viên và My Nương, rồi phong cho La Bình làm Thượng Ngàn công chúa, cai quản tất cả 81 cửa rừng cõi Nam Giao.
Trở thành bà chúa của rừng xanh, thần nữ La Bình luôn chăm chỉ, làm hết sức cho tròn trách nhiệm của mình. Nữ thần bày vẽ cho các loại muông thú chim chóc cách sinh sống, leo trèo, múa hát, phạt những loài ác thú gây hại cho các sinh vật, thưởng cho những giống vật có công. Nữ thần cũng rất chú ý đến giang sơn nước Việt. Bà đã hai lần hiển linh âm phủ cho tướng sĩ nhà Lý đánh thắng giặc Tống, tướng sĩ nhà Trần đánh thắng giặc Nguyên Mông. Các triều đại này đều có sắc phong tặng để tạ ơn thần.
Có một lần vào hồi khởi nghĩa Lam sơn, quân ta vừa mới nhóm lên, lực lượng đang yếu, Bình định vương Lê Lợi đem thủ hạ về đóng đồn ở sách Phản Ấn. Bà chúa Thượng Ngàn đã tới báo mộng, khuyên là phải rút lui ngay vì ở đó địa hình bất Ịợi. Bình định vương đang dùng dằng chưa kịp quyết định thì quả nhiên giặc Minh đã biết, chúng đón đường và đánh úp quân ta. Nghĩa quân không chống cự nổi tan tác mỗi người một nơi, Lê Lợi và Nguyễn Trãi phải lần mò trong đêm tối để thoát nanh vuốt giặc. Công chúa Thượng Ngàn đã hóa phép thành một bó đuốc soi đường, dần cho vua tôi Lê Lợi vào được đến đất Mường Yên, không bị rơi vào tay giặc.
Đêm ấy, vị tham mưu trong quân nghĩa là Nguyễn Trái còn được nữ thần bầy vẽ cho kế sách giữ gìn cơ sở ở núi Chí Linh. Nguyễn Trãi cứ thế tâu trình với chúa Lam Sơn. Quả nhiên bị quân Minh dẹp ba bốn lần quân ta vẫn nít về Chí Linh bảo toàn được lực lượng.
Công chúa Thượng Ngàn còn rất thương yêu dân chúng. Những người phải vượt những suối khe rừng núi, thường được công chúa Âm phù che chở cho được chân cứng đá mềm. Vì vậy dân chúng không chỉ gọi là thần, là chúa mà đều tôn làm mạ. Sắc phong các triều đại đều tôn là công chúa nhưng nhân dân cứ tôn là bá Mẫu và gọi một cách cung kính là đức Mẫu Thượng ngàn. Họ thờ bà ở khắp hang động núi non và cả ở các điện thờ tại các gia đình. Một trong nhang ngôi đền lớn nhất thờ Mẫu Thượng Ngàn là đền Bắc Lệ nằm trên đường xe lửa từ Bắc Giang đi Lạng Sơn.