Văn khấn xin lộc Ông Hoàng Mười

Theo tín ngưỡng thờ Tứ Phủ, Ông Hoàng Mười là vị quan thứ mười trong Thập vị ông hoàng. Ngài cũng là một trong ba ông Hoàng hay về ngự đồng nhất. Tuy nhiên, nhiều người khi đi lễ vẫn chưa biết văn khấn xin lộc Ông Hoàng Mười như nào là chuẩn. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Ông Hoàng Mười là một trong 3 vị ông hoàng thường xuyên về ngự đồng nhất
Ông Hoàng Mười là một trong 3 vị ông hoàng thường xuyên về ngự đồng nhất

Ông Hoàng Mười là ai?

Trước khi nói về văn khấn xin lộc Ông Hoàng Mười, chúng ta cùng tìm hiểu về thân thế của ngài nhé.

Theo sự tích dân gian lưu truyền, ông Hoàng Mười là con thứ 10 của vua cha Bát Hải Động Đình – quan ở thiên đình, tiên trong cõi hạc. Theo sự sắp xếp của vua cha, ông Hoàng Mười xuống trần gian để giúp dân giúp nước. Và địa phương nơi ông xuống cai quản chính là mảnh đất Nghệ An.

Thân thế của ông Hoàng Mười khi hạ phàm thì có rất nhiều dị bản. Tuy nhiên theo thời gian, hình tượng quan Hoàng Mười được lịch sử hóa và gắn liền với những nhân vật có thật trong lịch sử. Theo như nhân dân vùng Nghệ Tĩnh thì hiện thân của ông chính là vị tướng tài Lê Khôi, cháu ruột của vua Lê Lợi. Ông trực tiếp theo vua Lê Lợi  kháng chiến chống quân Minh. Vì thế, ông Hoàng Mười còn được nhân dân xứ Nghệ tôn vinh là “Đức thánh minh”, là một vị quan nằm trong hệ thống điện thần thờ mẫu tứ phủ ở Việt Nam.

Lại có một dị bản khác cho rằng ông giáng xuống trần là Uy Minh Vương Lí Nhật Quang, con trai Vua Lí Thái Tổ, cai quản châu Nghệ An.

Nhưng sự tích được lưu truyền nhiều nhất có lẽ là câu chuyện: Ông Mười giáng sinh thành Nguyễn Xí, một tướng giỏi dưới thời Vua Lê Thái Tổ, có công giúp vua dẹp giặc Minh, sau được giao cho trấn giữ đất Nghệ An, Hà Tĩnh (cũng chính là nơi quê nhà). Tại đây ông luôn một lòng chăm lo đến đời sống của nhân dân, truyện kể rằng có một lần xảy ra cơn cuồng phong làm đổ hết nhà cửa, ông liền sai quân lên rừng đốn gỗ về làm nhà cho dân, rồi mở kho lương cứu tế. Trong một lần đi thuyền trên sông, đến đoạn chân núi Hồng Lĩnh, thì lại có đợt phong ba nổi lên, nhấn chìm thuyền của ông và ông đã hóa ngay trên sông Lam. Trong khi nhân dân đang thương tiếc cử hành tang lễ, thì trời quang đãng, nổi áng mây vàng, bỗng thấy thi thể của ông nổi trên mặt nước nhẹ tựa như không, sắc mặt vẫn hồng hào tươi tắn như người đang nằm ngủ, khi vào đến bờ, đột nhiên đất xung quanh ùn ùn bao bọc, che lấy di quan của ông.

Với người dân Nghệ An, hình tượng ông Hoàng Mười hiện lên là một vị quan thương dân, dạy dân trồng lúa, trồng dâu nuôi tằm, đắp đê ngăn lũ, làm cầu cống, đường sá,… giúp nhân dân có được cuộc sống ổn định, ấm no. Chính vì vậy mà ông Hoàng Mười luôn được nhân dân tôn sùng và kính trọng. Và cho dù ngài là hóa thân của vị danh nhân nào thì vẫn luôn gắn bó, gần gũi và sẵn sàng giúp đỡ nhân dân.

Văn khấn xin lộc Ông Hoàng Mười như nào?
Văn khấn xin lộc Ông Hoàng Mười như nào?

Văn khấn xin lộc ông Hoàng Mười

Bài khấn xin lộc ông Hoàng Mười dành cho khách thập phương:

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế

Con lạy Tam Tòa Thánh Mẫu

Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh

Con lạy Tứ phủ Khâm sai

Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô

Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu

Con lạy cộng đồng các Giá, các quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

Con lạy quan Chầu gia

Hương tử con là…….

Tuổi……

Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn ngụ tại……..

Hôm nay là ngày… tháng… năm … (âm lịch)

Tín chủ con về Đền…. thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Phục duy cẩn cáo!

Bạn có thể xin lộc ông Hoàng Mười về công danh thông qua đoạn văn khấn như sau:

Con lạy quan Hoàng Mười trấn thủ đất Nghệ An

Hôm nay là ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng đẹp, ngày đại cát giờ đại an. Con đầu làm ngai hai vai vai làm trượng, bắc ghế ông ngồi làm ngôi thánh ông ngự. Ngài về chứng đền chứng phủ, chứng đủ lô nhang, trên ngài tấu đế đình, dưới ông hạ trình thoải phủ.

Hoàng cho con thời ăn, học nói, học gói, học soi. Sau thời con có công danh, sự nghiệp, có của làm ra, cửa nhà làm nên, vẹn thời phê bút mà phút thời phê danh cho con lấy tiếng cho thánh, lấy danh, lấy diện cho trần.

Hôm nay con tâm thành lễ bạc, con tâm có của không, còn giàu một bó, con khó một nén, giàu làm hẹp, kém làm đơn. Một nén cũng có mà một bó cũng thơm. Con lại mang miệng về tâu, con cúi đầu vọng bái. Con đói cơm thèm lộc, đói phúc mà thèm tài. Đói cơm cha, thèm sữa mẹ. Việc âm chưa tường mà việc dương chưa tỏ. Nay Hoàng phê chữ đỏ, ông bỏ chữ đen. Hoàng ấn ngón tay, Hoàng xoay ngòi bút. Quyền của Hoàng, phép của Hoàng, gia bản nằm trong tay Hoàng để rồi ngài thương cho danh cho diện, cho quyền cho phép.

Để con công danh thăng tiến, công việc được thăng quan, thăng cấp, thăng phẩm, thăng hàm. Ngài cầm cân nảy mực, đặt bút chữ phê rõ ràng. Để rồi phúc đó mà quý nhân phù trợ, mà số đó thì được bạn hiền bạn tốt giúp đỡ. Cho con gặp thầy, gặp bạn, gặp vạn sự lành, gặp ông có nhân, gặp bà có đức. Nắn nở chở che, cho con nở cành xanh lá. Trăm tội ông xá, vạn tội ông thương, ông chỉ đường dẫn lối để thuyền trôi một bến, nước chảy xuôi dòng. Sông sâu bến ấy mà đáo lai thọ trường cũng là con ông. Nước sông lam chưa bao giờ cạn, lời của Hoàng chẳng dám đơn sai.

A di đà phật con kêu thấu nổi lạy Hoàng, để rồi phúc đó lại gần hơn!

Mong rằng qua bài viết trên, các độc giả đã biết thêm về văn khấn xin lộc Ông Hoàng Mười. Tài liệu trên chỉ mang tính chất tham khảo, có gì chưa chuẩn mong quý độc giả hoan hỉ góp ý để chúng tôi hoàn thiện hơn. Nếu quý bạn đọc cần thỉnh tượng gỗ Quan Hoàng Mười, vui lòng liên hệ qua thông tin sau:

Địa Chỉ: Xóm Đồng – Sơn Đồng – Hoài Đức – Hà Nội

Hotline: 093 625 7985

Email: nguyentritruong1989@gmail.com

Website: dothotamlinhsondong.com