Nên thờ Phật Quan Âm đứng hay ngồi và thờ tượng Phật nào trong nhà?

Nên thờ Phật Quan Âm đứng hay ngồi

Nên thờ Phật Quan Âm đứng hay ngồi và thờ tượng Phật nào trong nhà? Đây là băn khoăn của rất nhiều phật tử muốn thỉnh tượng phật bà về thờ tại gia.

Mọi người vào trong chùa, viện đều có thể nhìn thấy tượng Phật với rất nhiều tư thế khác nhau. Thông thường chúng ta quan sát nhận thấy rằng:

Tượng phật Quán thế âm đứng thường được đặt ở ngoài trời, như trên đỉnh núi, hay đơn giản là để trong khuôn viên sân vườn thanh tịnh nhà bạn, hay có khi trên sân thượng ở một số gia đình ở thành thị cũng thường thấy.
– Tượng phật Quán thế âm ngồi thường đặt ở trong nhà: Trong miếu đền chùa hoặc trên ban thờ mỗi gia đình chúng
ta.
Những trạng thái khác nhau của ngài biểu hiện trực quan của giáo lý Phật giáo khác nhau.

hình ảnh Quân âm khắc họa bằng một nữ nhân với hàm ý biểu tượng cho tấm lòng bao dung của một người mẹ
Hình ảnh Quân âm khắc họa bằng một nữ nhân với hàm ý biểu tượng cho tấm lòng bao dung của một người mẹ

Hiện nay, trạng thái của tượng Phật như bạn thấy rất nhiều, song đại để có thể thấy 3 trạng thái như sau: Ngồi, đứng và nằm. Sự thay đổi tư thế Phật ngồi chủ yếu phản ánh ở tay và chân. Tư thế chân chủ yếu có 3 loại hình.
+ Mẫu thứ nhất là “kiết gia phu toạ” (ngồi xếp bằng tròn) có nghĩa là hai bắp chân bắt chéo nhau, mu bàn chân này đặt lên đùi chân kia và ngược lại. Tư thế ngồi này có 2 loại: Lấy bàn chân phải đè lên cẳng chân trái, sau đó bàn chân trái ép lên chân phải, tư thế ngồi này gọi là “giáng ma toạ”, đây là cách ngồi của các hoà thượng Thiền Tông thường sử dụng; Thường sử dụng cách nữa là: Lấy bàn chân trái đè lên đùi phải, sau đó lấy bàn chân phải đè lên đùi trái. Cách ngồi này gọi là “cát tường toạ”. Tương truyền Thích Ca Mâu Ni khi thành đạo dưới gốc cây Bồ Đề đã ngồi tư thế này.
+ Mẫu thứ 2: Bán già phu tọa (zh. 半跏趺坐, ja. hanka-fusa) là kiểu ngồi “nửa phần kiết già”, chỉ một chân được gác qua bắp vế của chân khác. Bán già phu tọa là thế ngồi thiền dành cho những người không thể ngồi kiết già lâu được, mặc dù thế ngồi này không cân bằng, vững chắc như thế kiết già. Bán già phu tọa cũng được gọi là “Bồ Tát tọa” (ja. bosatsu-za).
+ Mẫu thứ 3 cách ngồi gọi là “thiện gia phu toạ” hoặc là “ỷ toạ”, đặc điểm là 2 chân duỗi xuôi xuống. Trong 3 tư thế ngồi này, cách ngồi “kết gia phu toạ” xếp bằng tròn) là vững nhất, ổn định nhất, có thể ngồi được lâu không mỏi, hơn nữa lại giảm bớt dục vọng, tập trung tư tưởng, là cách ngồi tốt nhất khi tu hành.

Sự thay đổi của tư thế tay Phật ngồi cũng có ý nghĩa tôn giáo khác nhau:
+ Tay trái đặt ngang trên bàn chân trái gọi là “thiền định ấn” biểu thị Phật đang trong thiền định. Tay phải buông duỗi thẳng xuống gọi là “xúc địa ấn”, biểu thị Thích Ca Mâu Ni trước khi thành Phật đã hy sinh cho tất cả chúng sinh. Tất cả đều chỉ có mặt đất mới có thể chứng minh được. Vì tất cả mọi việc đều xảy ra trên mặt đất.
+ Tay trái đặt ngang trên bàn chân phải, tay phải co cong vòng lên trên gọi là “thuyết pháp ấn”. Là tư thế mô phỏng khi Thích Ca Mâu Ni thuyết pháp.
Trong đó có tạo hình tượng Phật tư thế ngồi ”xúc địa ấn” được gọi là “thành đạo tướng”, tạo hình tượng Phật ngồi ở tư thế “thuyết pháp ấn” được gọi là “thuyết pháp tướng”.
Tư thế đứng của tượng Phật cơ bản chỉ có một loại: Tay trái buông xuôi được gọi là (dữ nguyện ấn), biểu thị có thể thoả mãn nguyện vọng của chúng sinh, cánh tay phải co lên, giơ về phía trước, bàn tay hướng ra trước, ngón tay hướng lên trên, được gọi là “thi vô uý ấn), biểu thị có thể giải trừ được những khổ nạn cho chúng sinh. Tư thế tượng Phật đứng này còn được gọi là “chiên đàn Phật tượng” (chiên đàn là một loại cây trong sách cổ).
Nghe nói pho tượng Phật chiên đàn đầu tiên là Ưu Thân Vương ở Ấn Độ sai người dùng gỗ chiên đàn tạc theo hình tượng Thích Ca Mâu Ni khi tại thế đi du hoá. Về sau, phàm tất cả các tương Phật loại mô phỏng khắc thành đều gọi là “chiên đàn tượng Phật”. (Tượng Phật bằng gỗ chiên đàn).
Tư thế tượng Phật nằm cơ bản chỉ có một loại: Nằm nghiêm sang bên phải, hai chân duỗi thẳng, tay trái đặt thẳng lên chân trái, tay phải co lại gỗi đầu, đây là hình tượng của Thích Ca sau khi tiếp các đệ tử trước khi tạ thế.

Ở điện lớn của chùa Tịnh Thổ Tông cũng có nơi không thờ Thích Ca mà đổi sang thờ Phật A Di Đà. Phật A Di Đà có thể tiếp nhận dẫn họ đến thế giới Tây Phương Cực lạc cho nên còn được gọi là “Tiếp dẫn Phật”.

Tượng Phật A Di Đà thường có hình dáng dẫn dắt chúng sinh, tay phải buông xuống làm động tác “dữ nguyện ấn” (thoả mãn nguyện vọng của chúng sinh), tay trái đưa ngang ngực, trong tay cầm đài sen vàng cửu phẩm, đó là việc sắp xếp chỗ cho chúng sinh khi về cõi Tây Phương cực lạc.

Có thể thấy rằng, tư thế của tượng Phật có nội dung tôn giáo hết sức phong phú, mà không phải là những hình dáng do nhà điêu khắc tuỳ tiện tạo thành theo ý mình.

Nên thờ tượng Phật nào trong nhà

Về việc có nên thờ tượng phật trong nhà, nếu có thì nên thờ phật nào, bạn có thể thờ Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm…tuỳ theo nhân duyên hoặc sở nguyện. Vì Đức Phật nào cũng viên mãn vô lượng công đức nên thờ một Đức Phật là thờ tất cả các Đức Phật.
Thờ Phật tùy theo hạnh tu của bạn, thờ Phật Thích Ca, Tây phương tam thánh, Quan Âm bồ tát, Dược Sư, Địa Tạng, Di Lặc Bồ Tát đều được, miễn cần có sự tôn kính tuyệt đối trên bàn thờ Phật thì phước huệ vô lượng vô biên.

Bạn ngưỡng mộ đức Phật không phải dùng mọi danh từ tốt đẹp để khen tặng ngài; cũng không phải vẽ ra một Đức Phật đầy phép lạ, đủ quyền thi ân bố đức. Mặc dù đức Phật có rất nhiều thần thông, nhưng chưa bao giờ ngài dùng thần thông để mê hoặc nhân gian, hoặc để khuyến dụ người khác theo ngài.
Bạn ngưỡng mộ đức Phật nên chú trọng vào ba đức tính đặc biệt: Từ bi vô ngần, trí tuệ vô biên, và hùng lực phi thường. Ba đặc tính này giúp chúng ta xây dựng hạnh phúc gia đình, hoán cải hoàn cảnh xã hội. Nói khác đi: Bi, Trí và Dũng là ba tính cách đặc thù có hiệu năng giúp cho những ai hướng về chân thiện mỹ.
Đức Phật là người duy nhất từ trước đến nay đã hoàn thành ba mục tiêu trên. Ngưỡng mộ đức Phật trong tinh thần đó tức là chúng ta đã tập bước những bước vững chãi trên con đường mà ngài đã đi.

Nên thờ Phật Quan Âm đứng hay ngồi và thờ tượng Phật nào trong nhà?
Tượng quân âm ngồi dát vàng thờ trong nhà

Tuy nhiên, khi thỉnh tượng hoặc ảnh thì tôn tượng phải đẹp, đầy đủ phước tướng và uy nghi của Phật. Bàn thờ Phật không nên rườm rà, ngoài bình hoa, dĩa quả, lư hương, chung nước và chân đèn ra thì không nên bày biện bất kỳ tạp vật nào khác. Sau khi thỉnh Phật về, phải làm lễ An vị Phật.
Lễ này không cần tổ chức linh đình, chỉ nên đơn giản nhưng phải trang nghiêm và tinh khiết. Muốn được như vậy, chủ nhà phải dọn mình sạch sẽ, ăn chay, niệm Phật và tốt nhất nên mời một hoặc nhiều vị Tăng đến sái tịnh, tụng kinh, chú nguyện.

Sau lễ An vị, cố nhiên một trong những vô lượng phân thân của Phật sẽ hiện hữu trong gia đình bạn để che chở, ủng hộ và soi sáng cho bạn trong đời sống, trong việc tu tập hàng ngày.
Khi đã thờ Phật thì bàn thờ phải sạch sẽ, đốt nhang cúng Phật hàng ngày. Đặc biệt trong những ngày mười bốn, rằm và ngày ba mươi, mùng một cùng các ngày lễ vía trong năm thì phải chưng dọn hoa trái, nhang đèn cúng Phật để thể hiện lòng cung kính và tri ân.

Đồng thời, tất cả mọi người trong nhà hàng ngày trông thấy Phật, nhớ nghĩ đức hạnh cao cả của Ngài mà lo chỉnh đốn, tu sửa thân tâm. Người Phật tử sống và cư xử với nhau trong gia đình cũng như bên ngoài xã hội thấm nhuần từ bi, vị tha và đạo hạnh. Như thế mới xứng đáng với danh nghĩa của một gia đình có thờ Phật.

Bàn thờ Phật bà Quan Âm treo tường

Thông thường, bàn thờ Phật được tôn trí ở giữa nhà hoặc nơi trang trọng nhất trong nhà. Nếu nhà có lầu thì tốt nhất bàn thờ Phật được đặt ở lầu thượng. Có thể thờ Phật ở trước, thờ linh ở phía sau hoặc thờ Phật ở bên trên, bàn thờ linh bên dưới hoặc thờ Phật ở giữa và linh vị thờ một bên. Đây là cách thức thờ Phật phổ biến tại nhà riêng.

Tuy nhiên, trong trường hợp những Phật tử sinh sống trong những cao ốc hoặc chung cư thì có thể thờ Phật ngay nơi căn  hộ mình ở mà không hề thất kính với Phật dù rằng phía trên căn hộ của mình còn nhiều căn hộ của các gia đình khác.Mặt khác, dù có nhà riêng và nhà có lầu gác nhưng do chủ nhà muốn các thành viên trong gia đình và quan khách được chiêm ngưỡng Phật hoặc vì lý do sức khoẻ khó có thể lên xuống lầu thượng thường xuyên để nhang khói thì vẫn có thể thờ Phật ngay tại tầng trệt.

Hi vọng với những kiến thức trên quý vị đã phần nào giải đáp cho mình được câu hỏi: Nên thờ Phật Quan Âm đứng hay ngồi và thờ tượng Phật nào trong nhà?